Cách trồng và chăm sóc cây hoa gạo Đã từ lâu hình ảnh hoa gạo đã được đi vào trong thơ ca “Bao giờ cho đến tháng ba, hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khao nhé.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa Gạo
Cách trồng cây
Thời vụ trồng
Cây gạo có thể trồng vào bất cứ thời gian nào trong năm đều được, chỉ tránh trồng vào thời điểm mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độC.
Cây thường được nhân giống bằng gieo hạt, giâm cành, không thể chiết cành vì vỏ cây có nhựa sẽ làm liền vết khoanh.
Cây gạo rất dễ sống và ưa nắng nên có thể trồng được ở cả khu vực nhiều nắng nóng và nhưng phải chăm tưới nước đều đặn.
Xem thêm Chăm sóc cây trồng trong chậu treo giải pháp tối ưu
Giống cây trồng
Ngoài việc mua giống cây ra, nếu xung quanh nơi bạn ở có cây gạo có thể chặt cành nhỏ để giâm, thậm chí cắm cọc hàng rào cây cũng tự ra rễ và mọc thành cây.
Đất trồng và cách trồng
Cây gạo không kén chọn đất, dễ trồng, dễ sống, ngoại trừ đất bị nhiễm mặn và nhiễm độc thuốc trừ cỏ. Để cây sinh trưởng tốt nhất nên chọn đất thịt hoặc đất cát mùn phù sa ngọt vừa có nhiều dinh dưỡng mà lại tiết kiệm được chi phí phân bón.
Trồng cây: Trồng cây gạo rất đơn giản, đối với việc giâm cành chỉ cần chặt cành tươi không bị dập vỡ đầu cành rồi cắm, một thời gian sau sẽ tự mọc mầm. Đối với cách ươm hạt sẽ lâu hơn và làm nhiều công đoạn, phải cuốc hố ủ phân rồi mới trồng, khi trồng cây non phải cắm cọc cố định cây chắc chắn tránh gió đổ. Nếu trồng trong thời điểm nắng nóng phải che chắn cho cây gạo non tránh héo chết.
Cách chăm sóc cây
Nếu trồng để chơi hoa thì cần chăm sóc đúng cách mới cho ra hoa sớm. Không chỉ tưới nước sạch đơn thuần mà còn tưới cả phân bón lá, bón rễ, phân vi lượng để cây sinh trưởng nhanh nhất có thể và nhanh cho hoa.
Sau trồng khoảng 10 ngày mới tưới một trong các loại phân kể trên, tưới cách nhau 7 – 10 ngày. Ngoài những ngày tưới phân bón ra thì những ngày sau tưới nước sạch, khi cây còn nhỏ ngoài những loại phân trên ra, không cần bón thêm gì khác bởi cây gạo không yêu cầu quá nhiều phân.
Nếu trồng làm bóng mát thì cũng không cần bón nhiều phân bởi bộ rễ cọc của cây gạo ăn sâu xuống lòng đất cũng hút đủ dinh dưỡng cho cây rồi.
Xem thêm Cách trồng hoa cẩm chướng bằng hạt bạn cần nên biết
Tác dụng chữa bệnh của hoa gạo
Chữa viêm ruột, lỵ
Cách trồng và chăm sóc cây hoa Gạo bài thuốc chữa viêm ruột, lỵ từ hoa gạo: Bạn dùng 15g mỗi loại kim ngân hoa rễ seo gà (rễ phượng vĩ thảo) và hoa gạo sắc như sắc thuỗc bắc. Mỗi ngày sắc một thang uống.
Chữa đau dạ dày
Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng hoa gạo: Bạn trộn 30g hoa gạo với 6g rễ hoàng lực (còn gọi là rễ lưỡng phù trâm). Mỗi ngày một thang sắc lấy nước uống trong 3 – 4 tuần.
Trị bỏng
Bài thuốc trị bỏng bằng hoa gạo: Bạn lấy hoa gạo tươi rửa sạch rồi để ráo nước thì giã nát, lấy nước nhầy thoa vào vùng bị bỏng. Một cách khác là bạn lấy nước nhầy ép từ hoa gạo trộn với dầu gấc theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa vào vùng bị bỏng.
Đôi nét về cây hoa gạo – giản dị và gần gũi với con người
Hoa gạo còn có tên gọi là Mộc Miên, hay là Hồng Miên, Pơ lang. Song cái tên hoa gạo được dùng phổ biến nhất. Cây thân gỗ, sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp loài cây này rất nhiều ở vùng quê Bắc Việt. Vào mùa đông, cây rụng hết lá để chuẩn bị ra hoa. Trước mùa xuân cây được khoác lên mình tấm áo mới đỏ rực cả góc trời, là điểm nhấn cho khung cảnh thanh bình của nông thôn.
Hoa có màu đỏ rực rỡ, mỗi hoa gồm có 5 cánh nhỏ, nhụy hoa khum khum bé xinh xắn. Thành thực mà nói, hoa gạo không mang vẻ đẹp kiêu sa, càng không tỏa hương thơm ngát. Vậy sao chúng lại được yêu thích đến vậy? Đó là nhờ vào sự giản dị, gần gũi mà nó đem đến cho con người.
Xem thêm Cách trồng cây Trúc Nhật và ý nghĩa phong thủy của nó
Điều chế thuốc từ cây gạo như thế nào?
– Cách trồng và chăm sóc cây hoa Gạo có tính mát, se da rất tốt. Với các vấn đề về da như viêm hay nóng rát, bỏng có thể dùng chữa rất hiệu quả,
– Rễ non của cây gạo là bài thuốc chữa kiết, lỵ và bất lực.
– Rễ gạo còn giúp chữa rong kinh ở phụ nữ.
– Lá cây gạo dùng trong các trường hợp cần hạ đường huyết hay huyết áp.
– Chồi của cây gạo dùng để chữa viêm loét miệng, bệnh phong, bệnh giang mai. Ngoài ra còn chữa vết thương do rắn hoặc nhện cắn.
– Các nút ở trên cây gạo có tác dụng chữa chảy máu nướu răng và chân răng.
– Phần vỏ cây gạo cũng có tác dụng chữa bệnh đấy nhé! Các bệnh như viêm màng phổi, tả dùng vỏ cây gạo làm vị thuốc rất tốt. Bên cạnh đó, vỏ cây còn được dùng để cố định phần gãy xương, làm thuốc lợi tiểu hay tiêm truyền đau răng.
Qua bài viết trên đây Cuahanghoa.vn đã cung cấp các thông tin về cách trồng và chăm sóc cây hoa Gạo hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( canhdien.com, hoatuoivannam.com, … )