Hoa anh túc là loài hoa có ý nghĩa tượng trưng cho sự hồi phục, giấc ngủ, sự nghỉ ngơi và an ủi cho những mất mát trong gia đình. Tuy là loài hoa mang đến những tác động không mấy tích cực nhưng hoa anh túc vẫn có những ý nghĩa đặc biệt riêng của nó. Hãy cùng cuahanghoa.vn tìm hiểu về ý nghĩa của hoa anh túc cũng như nguồn gốc xuất xứ của loài hoa này.
1. Nguồn gốc của hoa anh túc
Cây hoa anh túc (hay cây thuốc phiện) có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở các nước châu Âu và châu Á. Đây là loài cây thân thảo, có tuổi thọ khoảng 2 năm và có chiều cao từ 1 – 1,6m. Hoa anh túc thuộc loài cây thân mềm, mọc thẳng, có màu lục, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây nhiều tua, có hình bầu dục và mọc ở xung quanh thân cây.
Hoa to, mọc đơn độc ở đầu cành và ngọn thân, có màu tím, trắng hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Quả ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen và thường ra vào tháng 5.
Cách đây khoảng 30-40 năm, cây hoa anh túc được trồng nhiều bởi đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình …Thế nhưng ngày nay, chúng ta không thể bắt gặp cây hoa anh túc nữa, hoặc nếu có thì chỉ là một ít cây do hạt rơi vãi. Nhựa của cây hoa anh túc gây nghiện mạnh, sự buôn bán bừa bãi gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và cuộc sống người dân. Vì vậy nước ta đã nghiêm cấm trồng và sử dụng hoa anh túc.
Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa hoa hồng xanh biểu tượng tình yêu bất diệt
2. Đặc điểm của hoa anh túc
Hoa anh túc là cây thân thảo lâu năm. Cây cao từ 0,8 – 1,5 m, thân ít phân nhánh và mọc thẳng. Lá mọc cách, các lá bên trên không có cuống, mọc ôm vào thân cây, các lá bên dưới có cuống ngắn, mép lá có răng cưa. Lá hình trứng rộng và dài, đầu lá nhọn, đoạn gần cuống hơi hình tim hoặc tròn. Mặt dưới lá có gân.
Hoa anh túc to, cuống hoa dài; đài hoa có 2 lá đài màu xanh rụng sớm khi hoa nở. Tràng hoa có 4 cánh, dài có màu hồng, tím hoặc trắng.
Quả nang hình trứng hoặc hình cầu, có núm ở đỉnh, cuống quả phình ra ở chỗ nối. Khi quả chín có màu vàng xám, hạt nhiều và nhỏ, giống hình thận, mặt hạt có vân hình mạng.
3. Ý nghĩa của hoa anh túc
Chủ nghĩa tượng trưng
Hoa anh túc được biết đến với sự tượng trưng cho cả hai mặt tiêu cực và tích cực. Biểu tượng của hoa anh túc là khác nhau ở những nền văn hóa và quốc gia khác nhau. Trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, hoa anh túc được coi là biểu tượng của sự tưởng nhớ, sự an ủi và phục sinh. Ở một vài nơi, hoa anh túc có liên quan đến vẻ đẹp và sự sang trọng. Đặc biệt, hoa anh túc thường được sử dụng như một biểu tượng của hòa bình, cái chết và vĩnh cửu.
Hoa anh túc trong Thần thoại Văn hóa và Văn hóa Dân gian
Ý nghĩa của hoa anh túc trong thần thoại Hy Lạp
Hoa anh túc thường xuất hiện trong thần thoại La Mã và Hy Lạp. Người Hy Lạp liên kết Morpheus, vị thần của giấc mơ và giấc ngủ với hoa anh túc. Họ cũng liên kết Morpheus với cha của anh ta, Hypnos, khi Hypnos đưa thần Zeus hùng mạnh vào giấc ngủ.
Chủ nghĩa tượng trưng cho hoa anh túc ở Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại gắn liền hoa anh túc với Osiris, người vừa là thần nông nghiệp vừa là thần chết. Người Ai Cập cũng đưa hao anh túc vào hầu hết những tác phẩm nghệ thuật của họ, gồm cả những đồ tạo tác được chôn cùng với xác ướp. Loài hoa này tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng.
Hoa anh túc đối với Cơ đốc giáo
Trong Thiên chúa giáo, hoa anh túc là biểu tượng cho sự hy sinh khi Người chết trên Trái đất và máu của Chúa Kitô. Bên cạnh đó, những người theo đạo Cơ đốc liên kết hoa anh túc với sự phục sinh của Chúa Giê-su và lên Thiên đàng cũng như sự bất tử.
Tưởng nhớ sau Thế chiến thứ nhất
Sau Thế chiến thứ nhất, hoa anh túc trở thành hình ảnh tượng trưng cho sự tưởng nhớ và tôn vinh những người lính đã hy sinh trong trận chiến. Ngày nay, người dân từ châu Âu, Canada, Anh, Úc, Mỹ, New Zealand và các quốc gia khác tôn vinh những người lính đã ngã xuống trong Ngày tưởng nhớ bằng cách đặt hoa anh túc trên mộ của những người đã chết trong trận chiến và đeo hoa anh túc trên ve áo của họ.
Xem thêm: Ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên? Cách trồng và chăm sóc hoa Đỗ Quyên
Ý nghĩa theo màu sắc của hoa anh túc
Hoa anh túc trắng đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và Trung Quốc. Nó được dùng trong đám tang và trong nhiều dịp khác. Ở những nước Tây Âu, hoa anh túc trắng tượng trưng cho giấc ngủ ngon và hòa bình. Bên cạnh đó, biểu tượng của hoa anh túc trắng có thể liên quan đến hy vọng – hy vọng sẽ không còn chiến tranh và mọi người có thể sống trong hòa bình.
Hoa anh túc đỏ là biểu tượng tưởng nhớ những người đã chết trong Thế chiến thứ nhất và là biểu tượng của cái chết. Thế nhưng, ở một số nước phương Đông, hoa anh túc đỏ được coi là biểu tượng của sự thành công. Hoa anh túc đỏ tượng trưng cho quốc hoa của Albania và Kosovo. Trong Cơ đốc giáo, hoa anh túc đỏ được coi là biểu tượng của sự hy sinh, là biểu tượng của Chúa Kitô và máu của Người.
Hoa anh túc còn được gọi là thuốc thiện, a phiến, á phiện. Bên cạnh những ý nghĩa nặng nề, hoa anh túc còn là biểu tượng của sự suy đồi hoặc xa hoa. Việc sản xuất và sử dụng cây thuốc phiện được giám sát chặt chẽ như một biện pháp kiểm soát nhằm chống lạm dụng ma túy. Chính phủ Việt Nam đã cấm trồng hoa anh túc.
4. Công dụng của hoa anh túc trong cuộc sống
- Trị ho:Dùng quả của hoa anh túc lột sạch vỏ, bỏ phần gân phía sau. Sau đó lấy một ít mật ong để ướp rồi tán nhuyễn và khuấy đều với nước để uống. Mỗi lần pha, bạn chỉ cần dùng khoảng 2gr bột đó khuấy với nước và mật ong để uống. Đây là một bài thuốc trị ho khá tốt, có thể dùng trong một thời gian dài.
- Trị bệnh lỵ mãn tính:Lấy hoa anh túc ướp với một ít giấm và đem đi nướng lên. Sau khi nướng, bạn tán nhuyễn thành bột và trộn với mật ong. Vò thành viên có trọng lượng từ 6 – 8gr và bảo quản trong hộp kín để sử dụng dần dần. Mỗi ngày, pha một viên với nước ấm, thêm vài lát gừng và sắc lên uống.
- Trị bệnh hen, suyễn:Dùng khoảng 100gr hoa anh túc, đem đi lột hết vỏ ngoài rồi sao lên. Dùng cùng với 20gr ô mai, tán nhuyễn thành bột mịn. Pha với nước lọc để uống hàng ngày.
Bê cạnh những công dụng thường gặp, bạn cũng có thể ngâm hoa anh túc với rượu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chữa nhức mỏi và chống suy nhược vô cùng tốt. Đặc biệt, nó được khuyến cáo dùng cho nam giới mắc phải những tình trạng bệnh về yếu sinh lý hay rối loạn cương dương,..
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin về ý nghĩa của hoa anh túc cũng như nguồn gốc xuất xứ của loài hoa này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho mọi người có thể hiểu hơn về những ý nghĩa khác của hoa anh túc và có thêm kiến thức về loài hoa mang này.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: hoatuoi555.com, bihaku.vn, baokhuyennong.com)