Ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên? Cách trồng và chăm sóc hoa Đỗ Quyên

Hoa Đỗ Quyên là loài hoa phổ biến khắp thế giới và không còn xa lạ gì với những người yêu hoa. Đặc biệt, loài hoa này mang màu sắc tươi mới và nhiều vận khí may mắn nên được nhiều người yêu thích và được trưng nhiều vào dịp Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên cũng như cách trồng và chăm sóc loài hoa này. Hãy cùng cuahanghoa.vn tìm hiểu ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên qua bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa Đỗ Quyên

hoa đỗ quyên

Nguồn gốc của hoa Đỗ Quyên

Hoa đỗ quyên có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Thế nhưng đỗ quyên lại có cái tên tiếng Anh là Rhododendron – có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp thì rhodos có nghĩa là hoa có màu hồng và dendron có nghĩa là cây. Đây là loài thực vật thuộc họ nhà Thạch Nam (hay Ericaceae). Họ thực vật này thường sống chủ yếu ở vùng có khí hậu ôn đới.

Trong tiếng Pháp thì đỗ quyên có tên gọi là Rhododendron d’Indie. Thế nhưng người Trung Quốc gọi đây là hoa báo xuân, thanh minh hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng…. Còn người Việt Nam thì gọi tên hoa đỗ quyên theo màu sắc của nó. Ví dụ tử quyên, bạch quyên, hồng quyên, hoàng quyên,…

Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa hoa hồng xanh biểu tượng tình yêu bất diệt

Đặc điểm của hoa Đỗ Quyên

hoa đỗ quyên

Cây đỗ quyên có nhiều chủng loại khác nhau và hoa cũng mang nhiều màu sắc không giống nhau. Đỗ quyên có dạng cây bụi lớn thì khá hiếm. Cây nhỏ thường có chiều cao từ 10-100 cm. Loại lớn nhất có thể cao tới 30m. Đỗ quyên thuộc loại thân gỗ, thân cây sần và cao từ 0,5 -2m. Đây là loại cây ít lá, lá có đầu hơi nhọn, hình bầu dục, mọc cách nhau và có màu xanh đậm. Độ dài của lá từ 1-2cm. Riêng loại R.sinogrande thì lá có chiều dài lên đến 0,5 – 1m. Một vài loài đỗ quyên có mọc vảy hay lông tơ bên dưới lá. Lá đỗ quyên thường sẽ rụng theo mùa.

Hoa thường nở đầu xuân, nên thường được gọi là “hoa báo xuân”. Đỗ quyên được khá nhiều người thích vì nó khá sai hoa. Hoa kết thành chùm lớn, màu sắc thì vô cùng thu hút và bắt mắt. So với thân thì hoa đỗ quyên to và có dáng hơi khum. Hoa có nhiều màu sắc như: tím, cam, vàng, đỏ, trắng, hồng,… Nhiều loài có màu lai, phối hợp với những chấm màu khác trông vô cùng thu hút. Hoa đỗ quyên thường hấp dẫn khá nhiều ong bướm nhờ màu sắc và mùi hương. Hương hoa rất thơm và dễ chịu. Thời gian hoa nở khá lâu, có thể kéo dài đến hai tháng. Vì vậy vào những dịp Tết hàng năm, nhiều người chọn loài hoa này để trưng bày trong nhà.

2. Ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên

Ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên theo phong thủy

Theo phong thủy, hoa đỗ quyên có tác dụng giải những luồng khí xấu, mang đến may mắn và những luồng sinh khí mới cho gia đình. Vì thế, hoa đỗ quyên không chỉ được trưng bày trong ngày tết mà còn được trồng và trang trí trong nhà vào những ngày bình thường. Một tác dụng vô cùng tốt của hoa đỗ quyên chính là chữa những bệnh về tinh thần rất hiệu quả, được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên theo màu sắc

  • Hoa đỗ quyên màu hồng và tím là biểu tượng cho sự vui vẻ, không mệt mỏi, căng thẳng. Đối với những người thường xuyên bị áp lực trong công việc và cuộc sống thì nên đặt một chậu hoa đỗ quyên trong phòng làm việc. Vẻ đẹp dịu dàng và mùi hương quyến rũ của loài hoa này có thể làm cho bạn quên đi hết mệt mỏi trong cuộc sống.
  • Hoa đỗ quyên màu vàng là biểu tượng cho gia đình và tình bạn. Đặt một chậu hoa đỗ quyên vàng trong nhà hay tặng một chậu hoa cho người bạn lâu năm đều có ý nghĩa rất đặc biệt. Họ sẽ cảm nhận được sự trân quý của bạn đối với mối quan hệ này.
  • Hoa đỗ quyên trắng đem lại cảm giác thanh khiết, lịch sự và sự kiềm chế. Những cô gái trẻ đặt một chậu hoa bạch quyên trong nhà sẽ vô cùng có giá trị. Sự trong sáng và hồn nhiên của loài hoa này kết hợp với tính cách của cô gái sẽ khiến cho bao chàng trai mê say.
  • Hoa đỗ quyên đỏ tượng trưng cho tình yêu của vợ chồng, cho sự đam mê và lãng mạn. Đặt một chậu hoa này trong nhà sẽ thể hiện được tình cảm sắc son của mình với người bạn đời.

Xem thêm: Ý nghĩa hoa Thạch Thảo những điều bạn chưa biết

3. Cách trồng và cách chăm sóc hoa Đỗ Quyên

Cách trồng

Chọn giống

Ở Việt Nam, bạn nên chọn đỗ quyên Bỉ để trồng vì cây nhỏ nhưng ra rất nhiều hoa, bông to và để được lâu. Bạn có thể trồng bằng hạt giống hay chiết cành, giâm cành. Nếu trồng trong nhà thì nên ưu tiên trồng bằng phương pháp chiết cành, giâm cành vì có tỷ lệ sống cao, cây nhanh ra hoa.

Chọn đất

Hoa đỗ quyên không chịu được đất kiềm, giống đỗ quyên Bỉ thì thích nhất là đất chua. Khi trồng đỗ quyên, bạn nên chọn loại đất mịn, tơi xốp, nhiều dưỡng chất, thực hiện thoát khí và thoát nước tốt. Đất trồng hoa đỗ quyên nên pha thêm lá cây họ thông, tùng mục, các loại mùn để giữ ẩm cho cây.

Chọn chậu

Đỗ quyên là cây mọc cạn, rễ tán rộng và không đâm sâu nên cần chọn loại chậu rộng, nông\. Nên dùng chậu đất nung hoặc chậu sứ là bền và đẹp nhất. Nếu chậu không có lỗ thoát nước thì bạn nên khoét một lỗ ở đáy, dùng một tấm lưới nilon nhỏ lót phía dưới rồi xếp 1 – 2 lớp gạch vụn và sỏi thô rồi mới đổ đất lên trên. Như thế sẽ giúp nước thoát tốt hơn. Sau đó bạn đổ đất vào đầy 1/2  – 1/3 thể tích chậu rồi trồng cây vào. Trong quá trình phát triển, rễ cây sẽ mọc lan dài ra, khi đó bạn có thể thay lớp đất trồng và thay chậu nếu muốn.

Vị trí đặt chậu

Nếu trồng trong nhà thì bạn nên đặt chậu ở nơi đón ánh nắng mặt trời và thoáng khí, buổi tối nên cho chậu ra ngoài trời để đón sương. Để cây ra hoa có sức sống tốt và đẹp thì bạn nên cho cây phơi nắng 1 tháng 1 lần. Đỗ quyên sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 27oC vào ban ngày và khoảng 18oC vào ban đêm.

Cách chăm sóc

Tưới nước

Đỗ quyên không chịu được ngập úng và khô hạn, nếu thừa nước, rễ cây bị thối và cây sẽ chết. Còn nếu thiếu nước, thân cành sẽ teo tóp, cây bị vàng lá, và hoa thì rơi rụng. Do đó, trong điều kiện thời tiết bình thường thì bạn chỉ cần tưới cho cây 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cần tăng lượng nước tưới khi cây nứt nụ, ra hoa. Khi tưới nước nên dùng bình phun sương tưới toàn bộ cây, nên làm ẩm gốc cây trước khi tưới.

Khi mới trồng, bạn không cần tưới nhiều mà chỉ nên tưới đủ để đất ẩm. Sau nửa tháng, bạn bắt đầu dùng nước gạo hay nước đậu chua để tưới cho cây. Ngoài ra, cách 5 – 10 ngày thì bạn nên tưới nước giải ngấu. Bên cạnh đó, bạn nên pha loãng sunfat sắt 5 – 10% tưới cho cây mỗi tháng một lần để chống bệnh vàng lá.

Bón phân

Khi cây còn nhỏ thì bạn chưa cần bón phân, chỉ khi cây khoảng 2 năm tuổi trở đi thì bạn mới bắt buộc phải bón phân cho cây.

  • Những cây trồng từ 2 – 3 năm: Cách 12 – 15 ngày bạn tưới phân loãng một lần và chỉ nên tưới vào cuối mùa xuân đầu mùa hè.
  • Những cây trồng trên 4 năm: Vào mùa xuân và mùa hè, bạn bón 2 lần phân khô. Đến giữa tháng 6 thì bón phân P, K và sau tháng 6 thì không cần bón phân nữa.

Bên cạnh đó, vào mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ làm cho cây bị vàng lá. Nếu như cây vẫn sinh trưởng tốt vào mùa hè và xuất hiện dấu hiệu trổ bông thì bạn bón thêm Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) 1 đến 2 lần để kích thích nụ cây nở nhanh hơn. Khi tưới phân bạn cần kết hợp tưới nước và xới nhẹ đất trong chậu để đất được tơi xốp.

Tỉa cành

Thời điểm phừ hợp để uốn nắn, cắt tỉa cây chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn ngủ nghỉ và giai đoạn sinh trưởng. Ở giai đoạn sinh trưởng bạn bấm ngọn, xếp dáng, uốn cành cho cây sẽ làm tăng giá trị của cây. Ngoài ra, bạn cũng phải cắt tỉa các cành lá sâu bệnh, vàng úa để hạn chế lây lan sang những cành khỏe mạnh. Nếu muốn cây đỗ quyên cho hoa sớm thì bạn nên tăng cường chăm sóc để chúng nhanh mọc cành mới, khi chồi non nhú lên thì giảm nhiệt độ, giảm lượng nước tưới, giữ cho đất trồng luôn ẩm.

Phòng trừ sâu bệnh

  • Với nhện đỏ: Dùng thuốc DDVP 0,1% để phun hay ngâm lá thanh hao, trúc đào trong nước rồi pha loãng để tưới cho cây.
  • Với rệp ống: Dùng thuốc Rogor 0,1% để phun hay xử lý bằng hỗn hợp vôi và lưu huỳnh 5% từ giai đoạn rệp đẻ trứng.
  • Với sâu ngắn: Dùng Sumithion 0,2% để phun diệt.
  • Bệnh thối rễ: Thay đổi chậu và đất trồng. Ngoài ra, bạn cần dùng thêm sunfat sắt 2%, thuốc tím 0,1% hoặc topxin 0,1% để phun vào đất và chậu cây để cây hồi phục.
  • Bệnh đốm nâu: Dùng Boodo 1% để phun và thường xuyên tưới nước, cắt tỉa lá và bón phân để tăng sức chống chịu với sâu bệnh và vi khuẩn cho cây.
  • Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Bạn cần bổ sung thêm sắt sunfat cho cây.

Xem thêm: Cách chăm sóc mai Tứ Quý đúng cách nhất

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin về ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên, cũng như nguồn gốc, cách trồng và cách chăm sóc loài hoa này. Hy vọng với những thông tin trên, những người yêu thích loài hoa này có thể có cho mình những thông tin hữu ích về ý nghĩa của hoa Đỗ Quyên cũng như cách trồng loài hoa khá được yêu thích này.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: flowershop.com.vn, meta.vn, voh.com.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *