Kỹ thuật trồng hoa Sứ hiệu quả nhất cho người mới

Kỹ thuật trồng hoa Sứ trong chậu không hề khó. Nhưng làm thế nào để tạo dáng cho cây và đặc biệt, chăm sóc làm sao cho hoa ra đúng ngày tết là điều không phải ai cũng làm được. Đừng lo, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.

Kỹ thuật trồng hoa Sứ hiệu quả nhất

Hoa sứ đẹp, cái vẻ đẹp thanh khiết, nhẹ nhàng khiến cho tâm hồn con  người ta như trẻ lại, gợi lại bao ký ức, về đêm, mùi hoa thoang thoảng làm lay động biết bao nhiêu người.

Kỹ thuật trồng hoa Sứ tốt nhất
Kỹ thuật trồng hoa Sứ hiệu quả nhất

Đây là loài cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 8 – 10m, mủ trắng. Hoa thơm, nở vào mùa hè và mùa thu. Hoa chủ yếu toả hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Lá mọc so le, bản to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới. Hoa thường có tâm vàng, cánh hoa dày, nhuỵ nhiều dính trên ống tràng. Quả choãi ra thẳng hàng, dài khoảng 10 – 15cm. Hạt có cánh mỏng cây có nhựa dính.

Cây hoa sứ rất được ưa chuộng ở Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, trước nhà thường hay trồng cây hoa sứ làm cảnh. Trồng và chăm sóc hoa sứ cũng cần có những kỹ thuật cơ bản để cây ra nhiều hoa và tạo thành dáng đẹp hơn.

>>>Xem thêm :Hướng dẫn cách cắm hoa cát tường mang tài lộc như ý

Kỹ thuật trồng hoa Sứ chọn đất trồng cây hoa sứ:

  • Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước.
  • Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục.
  • Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

Cách trồng cây hoa sứ:

Kỹ thuật trồng hoa Sứ có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Hoa sứ nồng nàn
Cách trồng cây hoa sứ:
  • Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.
  • Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.
  • Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

>>>Xem thêm Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa thủy tiên nở ngày tết

Cách sửa bộ rễ và tạo hình cho cây hoa sứ:

  • Cây hoa sứ trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành.
  • Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn.
  • Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người…
  • Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.
  • Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

Bón phân cho cây hoa sứ:

Kỹ thuật trồng hoa Sứ các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

  • Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) – dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
  • Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
  • Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

Tưới nước cho cây hoa sứ:

Hình ảnh Hoa Sứ - Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp và sự khởi đầu
Tưới nước cho cây hoa sứ:
  • Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới.
  • Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về kỹ thuật trồng hoa Sứ hiệu quả nhất cho người mới. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.

>>Xem thêm:Hướng dẫn trồng hoa lan rừng những kiến thức cho người mới

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( pgrvietnam, vietflower, … )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *