Hướng dẫn trồng hoa lan rừng đối với người Châu Á, hoa lan được liệt vào hàng Vương giả chi hoa bởi vẻ đẹp và sự thanh nhã mà loài hoa này mang lại. Ngoại trừ loài lan mọc dưới đất, hầu hết các giống lan đều được trồng bằng cách trồng hoa lan trên thân gỗ hoặc trồng lan trong chậu và sau đó là cả một quá trình chăm sóc lan đòi hỏi người chăm sóc có kinh nghiệm thì lan mới phát triển tốt và ra hoa đẹp.
Hướng dẫn trồng hoa lan rừng đạt hiệu quả cao
Hướng dẫn trồng hoa lan rừng thời điểm trồng
Kể từ khi giả hành rụng hết lá cho tới khi sắp nhú nụ đều là thời điểm thích hợp nhất để trồng phong lan hoặc có chăng là cho tới khi mầm non nhú ra nhưng mầm non chưa mọc rễ.
Khi tìm hiểu về cách trồng lan, các bạn thường hỏi tháng nào trong năm là thích hợp nhất để trồng lan hay cũng như để ghép lan vào các giá thể?
Loài phong lan cần nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 16 độ C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Chính vì vậy thường thì từ tháng 10 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau đều là thời điểm tốt để trồng lan hoặc ghép lan.
>>>Xem thêm: Hoa hải đường là gì? Ý nghĩa của hoa hải đường mà bạn chưa biết.
Kinh nghiệm xử lý giống Lan trước khi trồng lan
Bước 1: Khía – Tách – Cắt
Khi mua giề lan về, sẽ có từ 1-2 giả hành TƠ nghĩa là giả hành 1 tuổi chưa nở hoa và 1 đến vài giả hành 2,3,4,5 tuổi.
Nếu bạn chưa chuyên nghiệp trong việc chăm sóc lan, bạn nên tách giả hành theo từng cặp. Dùng dao mỏng, ví dụ dao rọc giấy khía vào mối nối giữa hai giả hành để tách rời ra.
Yêu cầu dao thật mỏng và nhớ soi mắt ngủ sát gốc kẻo cắt trúng mắt ngủ. Tuyệt đối không chủ quan xé toạc hai giả hành ra, có khi hư hết cả mắt ngủ, thậm chí vết toác to còn hư luôn cả nửa giề lan.
Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già đi, nói chung là để lại 2cm rễ để bắn ghim, còn lại cắt cụt bỏ hết. Nhớ là tách xong mới cắt rễ!
Bước 2: Ngâm
Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.
Vớt ra để ráo vài tiếng.
Tiếp tục ngâm B1+Atonik, nồng độ như trên bao bì trong 30 phút (Atonik chỉ dùng vài lần, không nên lạm dụng). Đó là cách ngày trước tôi thường làm, bây giờ tôi không dùng B1+Atonik nữa mà hoàn toàn chuyển sang dùng chế phẩm Hùng Nguyễn, vì dùng Atonik bạn phải cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng nếu không sẽ phản tác dụng. Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó nửa tiếng đến 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và ghép liền lên dớn hoặc gỗ, lũa.
Bước 3: Ghép, treo
Bắn ghim hoặc găm phần rễ vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chắc chắn.
Bạn nên ghép chung giả hành tơ với giả hành tơ 1 bảng, giả hành già 1 bảng (nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng).
Giả hành dài ghép chung với dài vào 1 giò, ngắn ghép chung ngắn cho có sự đồng đều và khi nở được đều.
Nhớ là hạn chế dùng càng ít sắt thép càng tốt!
Sau khi ghép bạn nên treo ngay lên giàn, cho ăn nắng 60-70% luôn (dưới 1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì gốc lan cách lưới ít nhất 1,5m, nếu vùng cao mát mẻ thì cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt.
>>>Xem thêm: Đôi nét về hoa ly và công dụng của hoa ly trong đời sống
Chọn Lan để trồng hoặc ghép
Hướng dẫn trồng hoa lan rừng chọn để ghép phải xanh, lá không bị dập, thân không bị gãy hoặc trầy xước quá nhiều. Cây mới mua về nên treo chỗ thoáng mát trong 3 ngày và không tưới cây (mục đích của việc này là giúp làm khô vết trầy xước trong quá trình vận chuyển).
Sau 3 ngày, thực hiện cắt, tỉa hết các rễ khô, hỏng, lá đốm, vòi hoa cũ và bôi vôi (hoặc Ridomil pha sệt) vào vết cắt. Ngoài ra, có thể ngâm lan trong dung dịch chống nấm và thối nhũn. Trước khi ghép vào gốc cần bó bằng xơ dừa dạng miếng lớn để tạo độ ẩm cho cây và giúp cây bám rễ.
Kỹ thuật trồng hoa lan trong chậu
Sau khi đã chọn được giống phù hợp, chuẩn bị chậu trồng kích thước cân đối và giá thể thì ta sẽ tiến hành tìm hiểu cách trồng lan.
Cho giá thể vào khoảng 1/5 chậu. Nên cho những giá thể có kích thước lớn xuống phần đáy trước, giá thể có kích thước vừa và nhỏ ở giữa và trên. Luôn đảm bảo lượng giá thể trong chậu thấp hơn so với mép chậu từ 1 – 2 cm.
Nếu trồng loại lan đa thân nên cắm cọc nhỏ ở mép chậu, còn cắm ở giữa chậu nếu đó là loại lan đơn thân. Cọc này là để giúp cành lan được đứng vững vì nó khá mỏng manh, yếu ớt.
Sau đó, dùng dây buộc lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành luôn hướng vào giữa chậu.
Khi trồng, không cho gốc cây nằm ở sát đáy chậu và chỉ để lưng chừng giữa lớp giá thể. Trên mặt, phủ một lớp xơ dừa hay dớn để tăng độ ẩm cho cây.
Đối với cây mới trồng nên che nắng, giảm ánh sáng, đến khi rễ non phát triển thì mới chuyển dần sang nơi có ánh sáng tốt hơn.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết thêm nhiều về Hướng dẫn trồng hoa lan rừng những kiến thức cho ngời mới. Qua bài viết trên hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cho bản thân nhé.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc cây hồng môn tránh sâu bệnh, lớn nhanh
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( xenangtudong, lanrungdep, … )