Nguồn gốc của hoa huệ và những ý nghĩa về loài hoa này

Nguồn gốc của hoa huệ là loài hoa truyền thống được dùng chủ yếu trong các dịp cúng, lễ bởi phong thái trang trọng cùng hương thơm thanh thoát.

Đặc điểm nguồn gốc của hoa huệ:

Nguồn gốc của hoa huệ bạn cần biết
Đặc điểm nguồn gốc của hoa huệ:

Nguồn gốc của hoa huệ

Nguồn gốc của hoa huệ là loài hoa có sức sống lâu năm và không bao giờ ngừng hoạt động, sức mạnh và vẻ đẹp của hoa huệ đã được đi vào nền văn hóa, lịch sử của toàn thế giới. Hoa huệ tượng trưng cho lòng trung thành, tinh khiết và trường tồn theo thời gian vĩnh cửu.

Tên gọi là Lilium. Lilium là một từ Latin bắt nguồn từ Hy Lạp leirion, từ mà khi chúng ta truy ngược về thông qua nhiều nền văn minh thì có thể nói là một trong những từ đầu tiên để chỉ hoa. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của hoa huệ qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ.

Việc nhân giống loài hoa huệ này diễn ra từ rất sớm và lan rộng trên toàn khắp thế giới, có vị trí quan trọng trong hàng chục nền văn hóa khác nhau. Và kết quả là hàng ngàn màu sắc và cánh hoa mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy hiện nay. Tất cả hoa huệ đều có thể tồn tại chỉ với một chiếc bóng đèn khiêm tốn, và chúng là một trong số ít những loài hoa sặc sỡ có thể sống trong nhà và cả ngoài môi trường tự do.

>>>Xem thêm: Đôi nét về hoa ly và công dụng của hoa ly trong đời sống

Đặc điểm

Thuộc loại cây thân thảo, đặc điểm hoa huệ là thân mọc thẳng đứng, không phân cành nhánh, hình dáng ban đầu cây rất giống cây tỏi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,8-1,6m.

Huệ có hai loại: hoa đơn và hoa kép. Loại đơn còn có tên là huệ xẻ, hoa ngắn, thưa, cây thấp. Loại kép hay huệ tứ diện, cây cao, bông dài, hoa dày hơn.

Ý nghĩa biểu trưng cho hoa huệ

Nói đến hoa huệ trắng thì chúng ta cũng đã biết màu trắng gắn liền với biết bao nhiêu câu chuyện, những kí ức tuổi học trò tươi đẹp, tình yêu đầu đời chớm nở mau đến rồi cũng mau đi,vv… Và hoa huệ trắng cũng thế gắn liền với vẻ đẹp của tuổi trẻ là biểu tượng sự tinh khiết.

CỦ LAN GIỐNG HOA HUỆ TÂY MÀU TRẮNG TUYẾT THANH
Ý nghĩa biểu trưng cho hoa huệ

Đối với hoa huệ đỏ theo như quan niệm của người phương đông màu đỏ tượng tượng trưng cho sự hạnh phúc, thịnh vượng, sung túc, đầy đủ, chính vì vậy huệ đỏ rất phù hợp cho đám cưới, cầu hôn.

Huệ tây thì lại mang vẻ đẹp riêng tao nhã, lịch sự và quý phái. Hoa huệ không chỉ được biết đến ở ngoài đời thật mà nó còn được ghi dấu ấn vào trong văn học, thơ ca,…

Các loại hoa Huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam

Có hai loại hoa huệ là hoa huệ ta và huệ tây hay còn gọi là hoa loa kèn. Họ này thuộc nhóm cây 1 lá mầm, gồm chủ yếu là những cây thân thảo dạng thân hành. Ở Việt Nam có khoảng hơn 20 loài hoa huệ phổ biến được trồng nhiều tại Đà Lạt, Hà NộI và các tỉnh thanh xung quanh Hà Nội, TPHCM.

Các loại hoa Huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là 20 loài hoa huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam

  • Agapanthus africanus (L.) Hoffm: Thanh anh, A-ga-pan gồm 2 loại chủ yếu là loại var. weillighii có hoa màu xanh và loại var. albidus có hoa màu trắng.
  • Clivia miniata Regel hay còn được gọi với cái tên là hoa huệ đỏ. Giống hoa huệ này được trồng nhiều và khá phổ biến ở Đà Lạt.
  • Crinum asiaticum L được gọi là huệ Đại tướng quân trắng.
  • Crinum amabile Donn.: Đại tướng quân đỏ
  • – Crinum ensifolium Roxb.: Náng lá gươm
  • – Crinum latifolium L. : Náng lá rộng, Trinh nữ hoàng cung Loài này rất giống với C.moorei nhưng có chùm nhiều hoa và hoa cong xụ xuống nhiều, hoa trắng.
  • – Crinum moorei Hook. f.: Náng củ. Chùm ít hoa hơn loài trên và thường có sọc hồng mặt ngoài.

Công dụng của hoa Huệ đối với đời sống

Hương thơm ngào ngạt của huệ đã được chưng cất để sử dụng làm nước hoa từ thế kỷ 17, khi bông hoa được chuyển đến Châu Âu lần đầu tiên. Nữ hoàng Pháp Antoinette sử dụng một loại nước hoa có tên là “Sillage de la Reine” còn được gọi là “Parfum de Trianon” có chứa hoa huệ, hoa cam, gỗ đàn hương, hoa nhài, tuyết tùng và mống mắt.

Bởi màu sắc đẹp mắt và hương thơm ngọt ngào, huệ thường được sử dụng để trang trí tiệc cưới.
Ngoài ra, huệ còn được sử dụng trong các dịp lễ tết.

Hoa huệ cũng được coi là một trong những nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng.

>>>Xem thêm: Tổng Quan Về Chậu Trồng Cây Thông Minh

Một số kỹ thuật trồng hoa Huệ

 Nhân giống

Nhân giống là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tạo ra các giống tốt, đồng đều về chất lượng và tạo ra được số lượng lớn cây giống để phục vụ công tác sản xuất.

Trong sản xuất hoa, nhân giống có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế.

Mỗi loài hoa có những biện pháp nhân giống khác nhau, phù hợp với đặc điểm thực vật học của cây. Đối với cây hoa huệ có 2 hình thức nhân giống phổ biến: nhân giống bằng củ và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.

Nhân giống bằng củ

Nhân giống bằng củ là biện pháp nhân giống vô tính, được sử dụng phổ biến để tạo giống hoa huệ. Biện pháp nhân giống này có những ưu và nhược điểm như sau:

– Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ thực hiện, người nông dân có thể tự sản xuất giống tại nhà.
+ Cây nhanh ra hoa, chất lượng hoa tốt.
+ Giữ được các đặc điểm tốt của cây mẹ.

– Nhược điểm:

+ Cây không đồng đều, nên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc.
+ Hệ số nhân giống thấp, không dùng để sản xuất giống theo hướng công nghiệp được.
+ Củ giống là nơi chứa nhiều nguồn bệnh, đặc biệt là nấm bệnh. Do đó, nhân giống bằng củ dễ bị lan truyền bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng củ giống và cây giống.

 Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô

Đây là biện pháp nhân giống bằng cách nuôi mô, tế bào trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng và tái sinh chúng thành cây con. Biện pháp nuôi cấy mô có những ưu nhược điểm như sau:

Cách trồng hoa huệ mưa (Rain Lily) bằng củ
 Nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô

– Ưu điểm:

+ Tạo được nguồn cây giống sạch bệnh, có tiềm năng sinh trưởng phát triển và năng suất cao.
+ Cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã chọn lọc.
+ Hệ số nhân giống cao.

– Nhược điểm:

+ Đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền và kỹ thuật cao.
+ Giá thành cây giống cao, khó áp dụng
+ Cây giống dễ bị nhiễm bệnh đồng loạt.

Qua bài viết trên đã cho các bạn biết thêm nhiều về Nguồn gốc của hoa huệ những điều bạn cần biết. Cảm ơn các bạn đẫ xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Giới thiệu về hoa tigon và công dụng của hoa tigon trong cuộc sống

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( baokhuyennong, photographer, … )